Ngành giáo dục không ngừng phát triển đi kèm với nó là hình thức đào tạo trực tuyến (E-learning) ngày càng được áp dụng rộng rãi ở các cơ sở đào tạo. Thuật ngữ LMS trở nên phổ biến hơn bao giờ hết trong hệ thống giáo dục online. Ở bài viết này, Halo Media sẽ cùng các bạn tìm hiểu về phần mềm LMS là gì và các chức năng cốt lõi mà nó đã mang lại.
Phần mềm LMS là gì?
LMS (Learning Management System) hay hệ thống quản lý học trực tuyến là phần mềm cho phép quản lý, vận hành và phân phối các tài liệu, thông tin, khóa học đến tay một số lượng lớn học viên; xử lý việc đăng ký các khóa học, quản trị khóa học và phân tích các kỹ năng; hướng đến việc quản lý tổng thể các hoạt động của một chương trình đào tạo.
Phần mềm LMS vận dụng các công cụ trực tuyến giúp cho việc quản lý và làm việc trên hệ thống giáo dục online trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn.
Với những lợi ích mà E-learning mang lại, thị trường phần mềm LMS đã phát triển vượt bậc với nhu cầu “Học, học nữa, học mãi” không ngừng hoàn thiện kiến thức bản thân trong thời đại hội nhập. Đây cũng là xu hướng sử dụng công nghệ đám mây để tích hợp hóa quá trình học tập.
Phần mềm LMS là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho E-learning, với 2 thành phần chính:
Thành phần công nghệ nền (server): thành phần này được kiểm soát và điều khiển bởi người lập trình hay người quản lý hệ thống. Nhằm tạo, quản lý và cung cấp các khóa học, chứng thực người dùng, cung cấp các dữ liệu phần mềm hay thực hiện các thông báo,…
Thành phần giao diện người dùng (interface): thành phần được quản lý và sử dụng bởi quản lý, giáo viên, học viên và thường được chạy trên các giao diện trình duyệt web.
Các chức năng cốt lõi của phần mềm LMS
Chức năng lưu trữ dữ liệu
Phần Mềm LMS cho phép người dùng bao gồm cả giảng viên và học viên đăng tải các khóa học hay các nội dung dạng file văn bản, hình ảnh, video,… lên hệ thống. Các dữ liệu này sẽ được quản lý và phân loại theo định dạng tập tin, dung lượng, thời gian đăng tải,… giúp quản trị viên có thể dễ dàng kiểm soát.
Chức năng đáp ứng
Tương thích với nhiều loại thiết bị: hiển thị tốt trên các thiết bị truy cập hệ thống như laptop, máy tính bảng, điện thoại di động…
Phần mềm LMS giúp đảm bảo lưu lượng người dùng truy cập vào hệ thống, hạn chế việc giật lag hay bị sập mạng.
Chức năng đa chủ thể
Chức năng này cho phép những người tham gia lớp học hay chương trình đào tạo trực tuyến như giảng viên hay học sinh có thể tương tác với nhau mà không bị giới hạn bởi vị trí địa lý.
Chức năng đa ngôn ngữ, đa quốc gia
Việc học là không giới hạn. Với sự phát triển của Internet, nhiều người còn lựa chọn việc tiếp thu thêm kiến thức ở một quốc gia khác
Phần mềm LMS sẽ giúp người dùng xóa bỏ rào cản ngôn ngữ hay quốc gia. Có các công cụ chuyển đổi ngôn ngữ dễ dàng trong cùng một khóa học hoặc ít nhất là một ngôn ngữ quốc tế được tích hợp.
Chức năng kiểm soát đăng ký
Thông qua việc người dùng đăng ký các khóa học, phần mềm CMS giúp dễ dàng quản lý và kiểm soát số lượng học viên tham gia.
Chức năng tạo lịch trình cụ thể
Thông qua phần mềm CMS, giảng viên có thể dễ dàng sắp xếp lịch khóa học hay thời gian kết thúc khóa học đó, kiểm soát được lịch các bài kiểm tra cũng như giới hạn thời gian thực hiện. Chủ động lên lịch trao đổi với các học viên đang tham gia khóa học.
Chức năng quản lí tương tác và hỗ trợ người dùng
Tương tác giữa các học viên: phần mềm LMS cho phép các học viên có thể trao đổi, trò chuyện với nhau thông qua mục chat, tin nhắn,.. nhằm hỗ trợ việc học tập
Tương tác giữa giảng viên và học viên: các học viên có thể tương tác với giảng viên để hỏi về các thông tin bài học hay thông qua các lời nhận xét, đánh giá đối với giảng viên đó.
Tương tác giữa giảng viên, học viên với chủ hệ thống: thông qua mục hỗ trợ người dùng, học viên và giảng viên có thể phản ánh các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, giao dịch, chế độ,…
Chức năng quản lý giao dịch
Hệ thống sẽ kiểm soát triệt để các giao dịch phát sinh trong đào tạo trực tuyến. Thường thấy nhất là giao dịch giữa học viên với người cung cấp dịch vụ E-learning hay còn gọi là học phí; giao dịch giữa người cung cấp dịch vụ E-learning với các giảng viên như tiền lương, tiền thù lao, phân chia lợi nhuận các khóa học. Hoặc các hình thức giao dịch thông qua ví điện tử.
Chức năng thực hiện các bài test
Các học viên có thể thực hiện các bài kiểm tra để đánh giá năng lực bản thân và mức độ hiệu quả của khóa học. Hệ thống sẽ chấm điểm và gửi kết quả về cho học viên. Các bài kiểm tra thường được thực hiện thông qua hình thức trắc nghiệm hay tương tác qua game.
Ngoài ra, hệ thống cũng làm tăng tính cạnh tranh của học viên bằng cách đua top thông qua các bảng xếp hạng.
Hệ thống cũng giúp giảng viên tăng độ hấp dẫn bằng các tích điểm, tăng level cho các học viên.
Chức năng theo dõi, kiểm soát quá trình học tập của học viên
Phần mềm LMS sẽ cho phép giảng viên, học viên hay chủ thể trung gian quản lý người học có thể theo dõi, kiểm soát tiến trình học tập và đưa ra đánh giá trong từng giai đoạn nhất định.
Chức năng bảo mật hệ thống
Trong thời đại kỹ thuật số, việc bị đánh cắp thông tin trên mạng trở thành nỗi lo chung của tất cả mọi người. Phần mềm LMS giúp các hệ thống dữ liệu được bảo vệ một cách hiệu quả. Đảm bảo được độ an toàn về thông tin cá nhân của người dùng cũng như các dữ liệu về tài chính, thẻ ngân hàng.
Thông qua bài viết trên, Halo Media hi vọng bạn sẽ có những cái nhìn chuẩn xác và đầy đủ hơn về các chức năng mà phần mềm LMS mang lại. Từ đó sẽ tận dụng hiệu quả vào công tác xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến.
Nếu bạn đang có ý định xây dựng một trang web E-Learning và muốn tối đa hóa được các hiệu quả mà các chức năng LMS mang lại, đừng ngần ngại inbox cho Halo Media để được tư vấn tận tình và sở hữu một website E-Learning xịn xò nhé.